Viêm nha chu hay còn được gọi là bệnh nha chu. Đây chính là một trong những bệnh răng miệng thường gặp ở cả người trẻ và lớn tuổi. Các dấu hiệu để có thể nhận biết viêm nha chu dễ nhận biết đó là chảy máu chân răng, sưng nướu, chảy máu ở lợi,….
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu hay còn được gọi là bệnh nha chu chính là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị viêm. Bệnh nha chu được chia thành hai nhóm chính, đó là viêm lợi và nha chu.
- Viêm lợi: Viêm lợi thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.
- Viêm nha chu: Viêm lợi ở tuổi dậy thì nếu không điều trị có thể dẫn đến bệnh nha chu ở tuổi thanh thiếu niên và lớn tuổi.
Vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện để cho vi khuẩn phát triển và bám trên răng, gây viêm lợi. Đây được xem như là nguyên nhân chính gây bệnh nha chu. Ngoài ra thì một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ gây bệnh như:
- Không chú ý chăm sóc răng miệng.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khoa học.
- Suy giảm sức đề kháng do bệnh lý (HIV/AIDS) hoặc đang mang thai.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
- Mắc một số bệnh như đái tháo đường, cơ thể bị nhiễm trùng…
Các giai đoạn của bệnh nha chu
Bệnh nha chu thường rất dễ bị bỏ qua do bệnh sẽ diễn tiến thầm lặng. Bệnh nha chu sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Vôi răng, cao răng sẽ được hình thành do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Và điều này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ ở những mảng bám kẽ răng, cổ răng, viền lợi. Và nó sẽ gây ra sự kích thích nướu, dẫn đến viêm lợi.
Giai đoạn 2: Viêm lợi gây ra tình trạng sưng phồng và chảy máu ở lợi. Và đặc biệt là khi nhai thức ăn hoặc chải răng.
Giai đoạn 3: Viêm lợi nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bệnh nha chu. Đó chính là những ổ vi khuẩn có chứa mủ ở nướu.
Giai đoạn 4: Bệnh nha chu sẽ phá huỷ xương của ổ răng, làm tụt lợi. Khi đó thì các tổ chức xung quanh răng không còn chắc chắn sẽ khiến răng bị lung lay và có thể dẫn đến mất răng.
Bệnh nha chu có thể được xuất hiện từ rất sớm ở cả nam lẫn nữ. Khi lợi của bạn bị viêm, phần nướu sưng rồi xẹp. Nếu như bạn bỏ qua dấu hiệu này vì nghĩ bệnh đã khỏi. Thì điều này sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy mà cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Để có thể kịp thời thăm khám nha sĩ và điều trị.
Làm thế nào để phòng bệnh viêm nha chu?
Để có thể phòng bệnh nha chu bằng cách chủ động giữ gìn và chăm sóc sức khỏe răng miệng như sau:
- Chải răng đúng cách với bàn chải răng mềm và kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flour vào buổi sáng lúc thức dậy, tối trước khi đi ngủ và đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để hạn chế thức ăn tích tụ bám trên răng tạo thành vôi răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm để lấy thức ăn bám ở kẽ răng.
- Khám răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng/lần để hạn chế cao răng gây viêm lợi dẫn đến bệnh nha chu.
- Ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ nha khoa sớm để điều trị, tránh để lâu dẫn đến tình trạng mất răng hoặc phải nhổ bỏ răng.
- Ăn uống khoa học và hợp lý, tăng cường rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nha chu có thể sẽ được nhận biết sớm qua các dấu hiệu như sưng lợi, chảy máu lợi, răng lung lay… Vì thế mà khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh. Thì bạn cần nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Để có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.