Tủy răng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của răng, chứa các mạch máu và nuôi dưỡng sự sống của răng. Vì nhiều nguyên nhân mà khiến cho tủy bị hư tổn, bắt buộc phải lấy phần tủy bị viêm ra ngoài. Vậy răng sau khi đã lấy tủy có còn cứng chắc như trước? Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu? Hãy cùng Hellonhasi tìm hiểu nhé!
Vai trò của tủy răng
Tủy răng là bộ phận giúp răng có thể cảm nhận mọi cảm giác như: nóng, lạnh hay đau,..
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng sẽ thông qua tủy răng để nuôi dưỡng và giúp răng cứng, chắc hơn.
Do đó, khi răng bị lấy tủy thì không còn cứng chắc và có thể cảm nhận được các kích thích từ bên ngoài.
Vì sao nên lấy tủy răng?
Tủy răng đóng vai trò là sự sống cho răng. Tuy nhiên, khi tủy bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại thì buộc phải loại bỏ. Bởi khi tủy bị viêm, sẽ dẫn đến các triệu chứng đau nhức rất dữ dội. Kèm theo đó là hành sốt, đau nửa đầu, đắng miệng,…
Răng sau khi lấy tủy tồn tại được bao lâu?
Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: phương pháp điều trị, cơ địa của mỗi người,..
Thông thường, sau khi điều trị tủy khoảng 1 năm thì chiếc răng này sẽ bị sừng hóa và dễ bị sứt, mẻ, thậm chí rời khỏi nướu. Vì vậy, bạn cần thực hiện phương pháp bọc sứ để bảo vệ răng thật bên trong, giúp hạn chế các vấn đề ngoài ý muốn nhữ bị gãy, vỡ,..
Tuy nhiên, nếu những răng nào bị viêm tủy ở cấp độ năng, chân răng đã bắt đầu rời khỏi nướu thì giải pháp tốt nhất đó là nhổ bỏ và trồng răng giả để thay thế. Trồng răng Implant là một trong những phương pháp trồng răng giả mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay.
Răng sau khi lấy tủy cần chăm sóc như thế nào?
Răng sau khi lấy tủy sẽ yếu hơn nhiều so với răng bình thường, dễ nứt, gãy hơn. Do đó, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
Về chế độ ăn uống
Rang sau khi lay tuy ton tai duoc bao lau phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống của mỗi người. Bạn nên hạn chế những thức ăn quá cứng, dai hoặc những thức ăn nóng, lạnh để không làm cho răng bị kích thích, nứt, mẻ.
Về chế độ vệ sinh răng miệng
Bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ ngày để đảm bảo lấy sạch các mảng bám trên răng. Ngăn ngừa các vi khuẩn hình thành và tấn công răng miệng, gây ra các bệnh lý khác như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần
Theo khuyến cáo từ nha sĩ, bạn nên kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa mỗi 6 tháng/ lần để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý nếu có.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về tủy răng, bạn phân vân không biết liệu răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu, thì hãy đến ngay nha khoa để các bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn cụ thể nhé!