Răng thỏ trở thành dáng răng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây. Vậy răng thỏ là răng gì? Mốt răng thỏ xấu hay đẹp? Hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé!
Răng thỏ là răng như thế nào?
Răng thỏ là dáng răng có hai chiếc răng cửa hàm trên to và dài hơn so với những răng còn lại trong cung hàm. Những chiếc răng thỏ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với những người xung quanh, tạo dấu ấn cá nhân vô cùng đặc biệt.
Răng thỏ đẹp hay xấu?
Những năm gần đây răng thỏ đang trở thành xu hướng, đặc biệt là giới trẻ. Vậy mốt răng thỏ xấu hay đẹp?
Việc răng thỏ xấu hay đẹp phụ thuộc vào hình dáng khuôn mặt và form răng của mỗi người. Răng thỏ đẹp khi kích thước của 2 răng cửa không quá chênh lệch với các răng còn lại. Và răng phải mọc đều, có độ trăng sáng đồng đều.
Còn răng thỏ quá to và dài sẽ khiến cho răng bị mất cân đối với các răng còn lại. Mặt khác, răng thỏ quá to và dài sẽ gây lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
Các phương pháp làm răng thỏ hiện nay
Hiện nay có khá nhiều phương pháp làm răng thỏ khác nhau. Trong đó có hai phương pháp nổi bật, được đông đảo khách hàng lựa chọn hiện nay đó là bọc răng sứ thẩm mỹ và dán sứ Veneer.
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài răng thật để làm cùi răng, sau đó bọc mão sứ ra bên ngoài. Mão sứ này sẽ được thiết kế theo dáng răng thỏ mà khách hàng yêu cầu.
Mão sứ có màu sắc trắng sáng, tự nhiên, giúp đem lại hiệu quả thẩm mỹ vô cùng cao.
Dán răng sứ Veneer
So với bọc răng sứ thẩm mỹ thì phương pháp dán sứ Veneer giúp các khách hàng có nhu cầu làm răng thỏ mà vẫn bảo tồn răng thật một cách tối đa.
Ngoài ưu điểm không xâm lấn răng thật, mặt dán sứ Veneer còn có hiệu quả thẩm mỹ cao và độ bền khá tốt, đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả.
Cách chăm sóc răng sau khi làm răng thỏ
Để răng thỏ luôn bền chắc, trắng sáng, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
– Hạn chế dùng răng để cắn, xé các vật cứng.
– Hạn chế ăn các đồ ăn quá cứng hoặc dai
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh và răng chắc khỏe hơn.
– Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Đồng thời kết hợp với tăm nước, nước súc miệng để đảm bảo lấy sạch các vụn thức ăn, mảng bám trên răng.
– Tái khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng thỏ, cũng như sức khỏe răng miệng tổng quát. Nếu như có bất kỳ vấn đề nào xảy ra có thể xử lý kịp thời.
Nếu bạn đang quan tâm đến răng thỏ, nhưng không biết mot rang tho xau hay dep với dáng răng của bạn, có phù hợp với bạn không thì hãy đến ngay nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé!
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề răng thỏ. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với Hello nha sĩ để được giải đáp kịp thời nhé!