Do thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách dẫn đến tình trạng răng sữa bị chết tủy ở trẻ em. Vậy khi răng bị chết tủy thì có những phương pháp điều trị nào? Hãy cùng Hellonhasi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng là tình trạng tủy và các mô quanh chân răng bị vi khuẩn tấn công và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Tùy vào từng mức độ phát triển của viêm tủy mà sẽ có những biểu hiện khác nhau như: sưng, đau, nhức, ê buốt kéo dài,….
2. Nguyên nhân dẫn đến răng bị viêm tủy, chết tủy
Tình trạng rang sua bi chet tuy ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt.
Trẻ em rất thích ăn vặt, các loại bánh kẹo ngọt nhưng lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng, khiến cho vi khuẩn tấn công răng và gây ra tình trạng viêm tủy răng, răng sữa bị chết tủy.
Một nguyên nhân nữa khiến cho rang sua bi chet tuy đó là do răng bị va chạm mạnh, chấn thương. Bởi răng sữa khá yếu và dễ bị nứt, mẻ khi có lực tác động. Vi khuẩn sẽ xâm nhập thông qua các vết nứt trên bề mặt răng và tấn công tủy răng.
3. Cách điều trị răng sữa bị chết tủy
Khi răng sữa bị chết tủy, viêm tủy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc các răng vĩnh viễn sau này. Tăng nguy cơ răng mọc sai lệch, khớp cắn không ổn định.
Mặt khác, khi răng bị viêm tủy, trẻ sẽ có cảm giác ê buốt và đau nhức kéo dài mỗi khi ăn uống, khiến cho trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng. Lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vì thế, khi răng của trẻ bị viêm tủy, chết tủy, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch phần tủy bị viêm, sau đó trám bít ống tủy. Giúp ngăn ngừa các vi khuẩn tấn công khiến cho tình trạng răng trở nên tồi tệ hơn.
4. Cách phòng ngừa tình trạng răng sữa bị chết tủy ở trẻ em
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách: chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, súc miệng bằng nước muối hoặc nước sạch sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảng bám còn sót lại trên răng.
– Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt có gas, trái cây sấy,… Khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm như: rau xanh, trái cây tươi, sữa, trứng,… để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nói chung và răng miệng nói riêng.
– Theo dõi tình trạng răng miệng của trẻ thường xuyên bằng cách đưa trẻ đi khám răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/ lần. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát cho trẻ, phát hiện kịp thời các bệnh lý (nếu có) và đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.
Để quá trình điều trị tủy răng cho trẻ diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề răng miệng, hãy liên hệ ngay với Hellonhasi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.