Có khá nhiều khách hàng lo lắng, không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng răng lấy tủy bị vỡ. Vậy hãy cùng Hellonhasi tìm hiểu nguyên nhân vì sao răng bị vỡ và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả nhất nhé!
1. Nguyên nhân khiến răng lấy tủy bị vỡ
Răng sau khi lấy tủy sẽ trở nên yếu và dễ gãy, vỡ hơn. Một trong số những nguyên nhân phổ biến khiến cho răng lấy tủy bị vỡ như:
– Do chế độ chăm sóc răng miệng chưa đúng cách
– Do sử dụng lực nhai quá mạnh ở những răng đã lấy tủy, khiến cho răng dễ mẻ, vỡ.
– Do vật liệu hàn trám sau khi chữa tủy kém chất lượng.
– Do kỹ thuật tay nghề bác sĩ thực hiện lấy tủy và trám răng chưa đúng, sẽ làm cho răng trở nên yếu hơn và dễ vỡ sau khi lấy tủy.
2. Cách khắc phục răng bị vỡ sau khi lấy tủy
Tùy vào tình trạng răng vỡ nặng hay nhẹ mà cách khắc phục rang lay tuy bi vo sẽ khác nhau.
Đối với trường hợp răng bị vỡ nhẹ
Những răng lấy tủy bị vỡ nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để bảo vệ răng thật. Phương pháp bọc sứ có nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Ngăn chặn được tình trạng vỡ răng tiếp tục xảy ra
– Đảm bảo được tính thẩm mỹ và ăn nhai bền chắc như răng thật.
Với phương pháp bọc sứ, bác sĩ sẽ mài đi một phần răng thật, sau đó lắp một mão sứ mới bên ngoài. Mão sứ đóng vai trò như “lá chắn”, giúp bảo vệ phần răng thật bên trong khỏi các tác nhân gây sứt, mẻ, vỡ.
Đối với trường hợp răng bị vỡ nặng
Nếu răng lấy tủy bị vỡ nặng chỉ còn lại phần chân răng thì bắt buộc các bác sĩ phải nhổ bỏ chiếc răng đó và tiến hành trồng răng giả thay thế.
Hiện nay có các phương pháp làm răng giả phổ biến như: trồng răng Implant, cầu răng sứ và hàm tháo lắp. Trong đó, phương pháp trồng răng Implant mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Với phương pháp trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ phần răng lấy tủy bị vỡ, sau đó đặt 1 trụ Implant thay thế cho vị trí răng thật đã mất. Trồng răng Implant có những ưu điểm nổi bật như:
– Răng Implant có hình dáng như răng thật, giúp đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
– Trụ Implant được làm từ Titanium nên vô cùng an toàn cho sức khỏe răng miệng.
– Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.
– Khôi phục khả năng ăn nhai bền chắc như răng thật.
3. Lời khuyên về việc chăm sóc răng miệng đúng cách
Như chúng ta đã biết, răng sau khi lấy tủy sẽ không thể nào bền chắc như răng bình thường. Do đó, bạn cần chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách, nhằm kéo dài tuổi thọ của răng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
– Vệ sinh răng miệng là bước bắt buộc phải có để bảo vệ răng, giúp răng luôn chắc, khỏe. Bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, đồng thời kết hợp với nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng.
– Có chế độ ăn uống phù hợp. Hạn chế những thực phẩm nhiều đường, thực phẩm có tính axit cao để tránh men răng bị mài mòn. Tăng cường các thực phẩm giàu canxi để giúp răng chắc, khỏe hơn.
– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa để các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng đã lấy tủy, cũng như các răng khác trong cung hàm. Và đưa ra các phương án khắc phục kịp thời.
Nếu bạn đang gặp tình trạng răng lấy tủy bị vỡ nhưng chưa biết khắc phục bằng cách nào thì hãy đến trực tiếp nha khoa để các sĩ thăm khám và điều trị nhé!