Răng cửa bị lung lay khiến cho chức năng ăn nhai bị giảm sút nghiêm trọng, ăn uống không còn ngon miệng như trước kia nữa. Vậy nguyên nhân do đâu khiến cho răng cửa bị lung lay? Liệu răng lung lay có cứng chắc trở lại được không? Hãy cùng Hello Nha sĩ đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!
Mục lục nội dung
1. Những nguyên nhân khiến cho răng cửa bị lung lay
2. Răng lung lay có cứng chắc lại được không?
2.1 Răng lung lay nhẹ do va đập, chấn thương
2.2 Răng lung lay nặng do viêm nha chu, tiêu xương
1. Những nguyên nhân khiến cho răng cửa bị lung lay
Do thói quen xấu hàng ngày
Nếu như bạn có thói quen dùng răng để cắn, xé các vật cứng thì sẽ khiến cho răng bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng răng cửa bị lung lay.
Do ngoại lực tác động
Khi răng bị một lực lớn tác động đột ngột như va chạm, tai nạn thì cũng làm cho răng bị tổn thương, lung lay, thậm chí là gãy răng.
Do mắc các bệnh lý răng miệng
Một trong những bệnh lý về răng miệng khiến cho cấu trúc răng trở nên lỏng lẻo, lung lay và dễ gãy rụng đó là bệnh viêm nha chu. Người bị viêm nha chu thì phần nướu sẽ sưng, viêm và dần tách ra khỏi răng. Đồng thời, lúc này các vi khuẩn sẽ tấn công vào dây chằng và xương ổ răng, khiến cho xương hàm bị tiêu dần đi.
Chân răng không còn được các mô nướu và xương hàm nâng đỡ thì sẽ bị lung lay, xô lệch và cuối cùng là rụng đi.
Sâu răng cũng là một trong những bệnh lý khiến cho răng cửa bị lung lay nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Do xương hàm bị tiêu
Trong trường hợp khách hàng mất răng đã lâu nhưng không thực hiện trồng răng giả để khắc phục, thì xương hàm sẽ bắt đầu tiêu dần đi. Khiến cho các răng kế cận bị xô lệch và có xu hướng nghiêng về vị trí răng đã mất. Các răng bị xô lệch sẽ khiến cho khớp cắn bị sai lệch, lâu dần xảy ra tình trạng răng lung lay và rụng dần đi.
2. Răng lung lay có cứng chắc lại được không?
Răng cửa bị lung lay phải làm sao, phải làm như thế nào để răng chắc trở lại có lẽ là thắc mắc của khá nhiều người. Tuy nhiên, để biết được tình trạng răng lung lay có khắc phục được hay không thì còn phụ thuộc vào răng lung lay nặng hay nhẹ.
2.1 Răng lung lay nhẹ do va đập, chấn thương
Trong trường hợp này, bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng thật kỹ, tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm cho răng và nướu. Đồng thời súc miệng bằng nước muối để nướu mau hồi phục và giúp cải thiện tình trạng răng miệng.
2.2 Răng lung lay nặng do viêm nha chu, tiêu xương
Nếu như răng bị lung lay nặng, xương hàm bắt đầu tiêu giảm, tụt nướu thì phương pháp tốt nhất là nhổ bỏ răng lung lay và tiến hành trồng răng Implant vào để ngăn chặn tình trạng tiêu xương, đồng thời khôi phục chức năng ăn nhai và hiệu quả thẩm mỹ.
Do vậy, tùy vào răng của bạn lung lay nhẹ hay nặng mà có giải pháp khắc phục phù hợp. Vì thế, hãy chăm sóc răng miệng thật tốt và tái khám định kỳ tại nha khoa để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nếu như có bất kỳ vấn đề nào xảy ra nhé!
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề răng cửa bị lung lay. Nếu như bạn có thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với các bác sĩ của Hello Nha sĩ để được giải đáp kịp thời nhé!