Thứ tư, Tháng Một 15, 2025
No menu items!
Home Implant "Nguồn gốc" của cấy ghép implant

“Nguồn gốc” của cấy ghép implant

Cấy ghép Implant đã xuất hiện trên thế giới hơn 50 năm trở lại đây. Hiện nay kỹ thuật phục hình nha khoa này cũng đã có mặt ở Việt Nam trong vòng 20 năm qua.

Hãy hình dung về một chiếc răng như hình dung về một tảng băng trôi. Thân răng mà bạn nhìn thấy chỉ là bề nổi của tảng băng, còn một phần khác rất quan trọng đang chìm lấp dưới lợi giúp chiếc răng bám chặt vào khung hàm chính là chân răng. Phải làm gì khi muốn thay thế một chiếc răng đã bị mất hay nói cách khác là hoàn toàn không còn chân răng? Phương pháp trồng răng implant chính là lời giải cho bài toán “một thời nan giải” đó.

Cấy ghép implant răng là gì?

Sản phẩm cơ bản được sử dụng trong phương pháp implant nha khoa chính là trụ Implant. Đó là một trụ nhỏ làm bằng titanium, được đặt vào giữa xương hàm kết hợp vững chắc vào xương từ đó đóng vai trò như một chân răng. Răng implant hoàn toàn không gây hại cho cơ thể, phù hợp với sinh lý tự nhiên. Tỉ lệ thành công của cấy ghép răng implant lên đến 99% cho nên càng ngày người ta sử dụng biện pháp ghép răng thay vì làm cầu răng hoặc răng giả tháo lắp thông thường. Cấy ghép implant răng có thể kết hợp hoàn hảo với phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.

Cấy ghép implant là một hình thức phục hình răng đã bị mất hàng đầu hiện nay

Lịch sử của cấy ghép implant răng?

Việc thay thế chiếc răng bị mất bởi một vật gắn sâu vào xương hàm không phải là điều kỳ lạ. Kết quả khai quật khảo cổ học cho thấy từ cổ xưa, người Ai Cập và người Nam Mỹ đã thay thế những chiếc răng thật bị mất bằng gỗ mài nhỏ, vỏ sò, ngà voi. Y văn của thế kỷ 18 cũng cũng ghi nhận các trường hợp ghép răng của người cho tặng. Từ “kỹ thuật Implant” có vẻ thô sơ ban đầu đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu, phát triển thành kỹ thuật cấy ghép răng hiện đại như ngày nay.

Khởi đầu cho công cuộc khai phá kỹ thuật cấy ghép răng hiện đại là vào đầu thế kỷ 19, các bác sĩ dùng vật liệu làm từ vàng, bạch kim… để thay thế cho chân răng đã mất nhưng tỉ lệ thành công không cao. Nguyên nhân nằm ở ở vật liệu cấy ghép không có tính tương thích sinh học cao, dễ bị cơ thể loại bỏ, đào thải. Mãi đến 1952, Trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund, Thụy Điển là GS. Per Ingvar Branemark với báo cáo chuyên đề khoa học “Vật liệu ghép trong phẫu thuật chỉnh hình” đã giới thiệu Titanium là chất liệu hiệu quả nhất cho kỹ thuật cấy ghép răng. Sự kiện này mở ra một cuộc cách mạng cho ngành nha khoa nói chung và cho kỹ thuật cấy ghép răng nói riêng.

Implant đã xuất hiện 50 năm trên thế giới và 20 năm ở Việt Nam

Kỹ thuật phục hình răng chính thức đạt bước đột phá với ca cấy ghép răng bằng titanium đầu tiên được thực hiện tại Thủy Điện vào năm 1965. 40 năm sau ca cấy ghép đó, răng vẫn còn tồn tại và ăn nhai tốt. Theo thời gian, kỹ thuật cấy ghép răng ngày phát triển hoàn thiện, đơn giản hơn, tiện lợi hơn cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Cấu trúc implant hoàn chỉnh cùng với máy móc, trang thiết bị tối tân khiến phương pháp làm răng thẩm mỹ này nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Phổ biến trên toàn thế giới hơn 50 năm nay và 20 năm xuất hiện tại Việt Nam mình chứng cho thấy tính khả thi, hiệu quả và thẩm mỹ mà phương pháp phục hình răng implant mang lại.

Theo Dmag.vn

- Advertisment -

Tin phổ biến nhất

Cắt lợi trùm ở đâu uy tín tại TPHCM?

Hiện nay tình trạng rặng bị lợi trùm bộc lại đang xuất hiện một cách phổ biển. Người bị tình trạng lợi trùm thường...

Mất Răng Toàn Hàm Do Tiêu Xương: Đâu Là Giải Pháp?

Trồng răng toàn hàm là gì? Trồng răng toàn hàm là quá trình phục hồi toàn bộ hàm răng bị mất, sử dụng các giải...

Mất Một Răng: Điều Bạn Cần Biết và Lựa Chọn Thay Thế Phù Hợp

Tại sao cần thay thế răng mất ngay lập tức? 1. Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai Mất một răng khiến khả năng nhai...

Bột Xương Là Gì? Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết Trước Khi Cấy Ghép Implant

Để cung cấp thông tin chi tiết hơn về bột xương trong cấy ghép implant, tôi sẽ đi sâu hơn vào từng khía cạnh,...

BÌNH LUẬN