Tủy răng đóng vai trò là mạch sống, giúp nuôi răng răng. Vậy khi răng bị chết tủy thì có cần phải nhổ bỏ răng không? Có những cách chữa răng chết tủy nào hiện nay? Hãy cùng các bác sĩ của Hello nha sĩ tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng chết tủy
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho tủy răng bị tổn thương, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:
Chết tủy do sâu răng
Khi bị sâu răng, các vi khuẩn sẽ tấn công lần lượt từ men răng vào tủy, khiến cho tủy bị tổn thương, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chết tủy.
Chết tủy do răng bị nứt, mẻ
Khi răng bị chấn thương sẽ dễ bị nứt, mẻ. Các vi khuẩn sẽ tấn công tủy răng thông qua các vết nứt này.
Dấu hiệu nhận biết răng bị viêm tủy
Tùy vào tình trạng viêm tủy răng nặng hay nhẹ mà dấu hiệu nhận biết sẽ khác nhau.
– Viêm tủy răng phục hồi: đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh lý viêm tủy răng. Lúc này, răng sẽ có những dấu hiệu sưng đau và ê buốt ở mức độ nhẹ và tần suất thấp. Bên cạnh đó, răng cũng sẽ nhạy cảm với các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn ngọt.
– Viêm tủy không phục hồi: Ở giai đoạn này, mức độ sưng, đau và ê buốt sẽ nặng hơn, với tần suất nhiều hơn. Trên bề mặt răng sẽ bắt đầu xuất hiện các lỗ sâu li ti. Bên cạnh đó, người bị viêm tủy ở giai đoạn này sẽ đi kèm các triệu chứng khác như: hạch bạch huyết bị sưng, hôi miệng, đắng miệng và bị sốt.
– Viêm tủy hoại tử: răng ở giai đoạn này sẽ bắt đầu lung lay và rời khỏi nướu, xương ổ răng bắt đầu tiêu dần. Nếu tình trạng này kéo dài thì các răng còn lại cũng sẽ lung lay và rụng dần.
Cách chữa răng chết tủy
Tùy vào từng mức độ viêm tủy răng mà sẽ có cách chữa răng chết tủy phù hợp.
Nếu như răng bị viêm tủy ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sạch phần tủy bị viêm và tiến hành trám bít ống tủy để bảo vệ phần tủy răng bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Nếu răng bị viêm tủy và bắt đầu lung lay thì thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng, bởi các cách chữa tủy răng thông thường sẽ không còn hiệu quả.
Sau khi nhổ bỏ răng viêm tủy, bạn nên tiến hành trồng răng Implant lại ngay để đảm bảo xương hàm không bị tiêu, đồng thời không làm cản trở quá trình ăn nhai và hiệu quả thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Cần lưu ý gì để ngăn ngừa viêm tủy răng
– Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày để làm sạch răng miệng. Kết hợp với nước súc miệng và chỉ nha khoa.
– Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo để ngăn ngừa các vi khuẩn tích tụ và tấn công tủy răng.
– Khi nhận thấy răng có các dấu hiệu răng đau nhức bất thường, bạn nên đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra cách chữa răng chết tủy đúng, không nên tự ý điều trị tại nhà để tráng mất răng do điều trị sai cách.
– Chăm sóc răng miệng định kỳ tại nha khoa để các bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng và chữa trị kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về cách chữa răng chết tủy. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với Hello nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời nhé!