Răng bị chết tủy là tình trạng răng đã bị hoại tử và mất hoàn toàn chức năng vốn có. Tình trạng này thường sẽ xảy ra do chấn thương mạnh, sâu răng hoặc viêm nha chu tiến triển nặng.
Các dấu hiệu nhận biết răng bị chết tủy
Tủy răng chính là một tổ chức nằm sâu bên trong răng và nó chứa rất nhiều mạch máu và các tế bào thần kinh. Tủy răng sẽ được bao bọc và được bảo vệ bởi ngà răng và men răng. Cơ quan này sẽ có vai trò như là mạch sống nuối dưỡng ngà răng. Thụ cảm và dẫn truyền cảm giác về não bộ của bạn. Tùy theo từng vị trí của răng mà mỗi răng sẽ thường có từ 1 – 4 ống tủy. Khi răng bị chết tủy thì tủy răng sẽ bị hoại tử hoàn toàn. Các tế bào thần kinh và mạch máu sẽ bị phá hủy trầm trọng. Vậy nên sẽ không còn bất kì chắc năng nào có thể hoạt động được nữa.
Tuy nhiên sau khi chết tủy thì răng vẫn có thể tồn tại từ 10 -15 năm nếu bạn loại bỏ tủy răng kịp thời. Tủy có vai trò thụ cảm và vận chuyển cảm giác về não bộ vậy nên khi tủy bị hoại tử. Thì bạn sẽ không có bất cứ cảm giác đau nhức hay ê buốt nào. Điều này sẽ gây ra không ít khó khăn trong quá trình phát hiện và điều trị nó.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể phát hiện nó qua những dấu hiệu sau:
- Men răng chuyển sang màu xám và nâu đen do nó không được nuôi dưỡng liên tục. Nếu chết tủy thì tình trạng răng bị chuyển màu chỉ xảy ra ở một răng duy nhất.
- Khi bạn sờ, chạm hoặc gõ vào răng sẽ không có bất kỳ cảm giác nào.
- Trong khoang miệng có mùi hôi khó chịu do vi khuẩn sinh sống. Và nó sẽ tiết mủ ra bên ngoài chóp răng. Hoại tử tủy khiến hôi miệng có thể kéo dài rất lâu ngay cả khi bạn đã vệ sinh miệng.
- Nếu tủy răng đã bị hoại tử trong thời gian dài thì răng có thể bị lung lay. Và các chức năng như nhai và nghiền nát thức ăn cũng sẽ bị suy giảm.
- Nó còn có thể bị vỡ thành những mảnh vụn. Trên bề mặt răng sẽ có những lỗ sâu lớn và bên trong chứa mô màu hồng hoặc màu đỏ.
Các nguyên nhân thường gặp dễ xảy ra tình trạng răng bị chết tủy
Tủy nằm sâu bên trong và được bao bọc bởi ngà răng và men răng nên thường sẽ rất ít bị tổn thương. Tuy nhiên theo thống kê thì răng sẽ bị chết tủy bởi 3 nguyên nhan chính sau đây:
- Chết tủy do bị sâu răng ăn sâu vào bên trong tủy: sâu răng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tủy hoại tử. Bệnh lý này là một dạng nhiễm khuẩn của răng và đặc trưng bởi hiện tượng mất các mô cứng của men răng và ngà răng. Theo thời gian thì răng sẽ xuất hiện các lỗ sâu có màu nâu, đen, lởm chởm. Và sẽ gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt khi ăn uống, gây khó chịu cho bạn.
- Chết tủy do bị viêm nha chu: Viêm nha chu xảy ra khi bị viêm nướu răng. Nhưng lại không được điều trị, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan ra các cơ quan lân cận khác.
- Chết tủy do bị chấn thương: Chấn thương mạnh có thể gây nên tình trạng đứt mạch máu của tủy răng. Khiến cho các cơ quan này bị hoại tử ngay lập tức do thiếu oxy. Ngoài ra, chết tủy răng do bị chấn thương cũng xảy ra gián tiếp do răng sứt, mẻ dẫn đến việc tủy bị lộ. Bên cạnh đó thì những vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào khoang tủy thông qua vết nứt dẫn đến viêm và hoại tử tủy.