Trong thời gian mang thai, người phụ nữ rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng, trong đó có tình trạng mẻ răng, gây cảm giác đau nhức khó chịu. Vậy bị mẻ răng khi mang thai phải xử lý như thế nào? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ nhé!
Tại sao bà bầu thường bị mẻ răng?
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn về các hormone Estrogen và Progesterone, thúc đẩy máu được đẩy tới lợi nhiều hơn. Lúc này lợi bị sưng lên và các vi khuẩn dễ dàng tấn công, khiến cho răng trở nên yếu và dễ bị nứt, mẻ hơn.
Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai, lượng canxi trong cơ thể người mẹ bị sụt giảm nghiêm trọng, khiến cho răng trở nên yếu dần đi và dễ bị tổn thương khi có yếu tố bên ngoài tác động vào.
Có thể chữa răng bị mẻ trong thời gian mang thai không?
Trong suốt thời gian thai kỳ, người mẹ cần cẩn thận và cân nhắc thật kỹ khi có bất cứ can thiệp nào vào cơ thể. Bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Thông thường, các phương pháp như: trám răng hay bọc sứ là những cách chữa mẻ răng được bác sĩ áp dụng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì cần cân nhắc kỹ. Bởi trước khi khắc phục răng bị mẻ, bác sĩ cần phải chụp X quang vùng răng và trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc tê. Những điều này thì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, nếu thai kỳ người mẹ đang ổn định (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ), thì bác sĩ có thể cân nhắc khắc phục tình trạng răng mẻ, giúp khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Do đó, để biết được chính xác bị mẻ răng khi mang thai có thực hiện trám răng hay bọc răng sứ được không, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định chính xác nhất nhé!
Phụ nữ mang thai cần chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế nào để không bị mẻ răng?
Mẻ răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và còn gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ. Do đó, trong quá trình mang thai, để ngăn ngừa răng bị mẻ cũng như các bệnh lý răng miệng khác, cần lưu ý một vài điều sau:
Khám răng trong giai đoạn mang thai
Trước khi có kế hoạch mang thai, cần đến nha khoa để thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng (nếu có). Bởi trong thời gian mang thai, người mẹ cần hạn chế dùng thuốc và các hóa chất.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Duy trì chăm sóc răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, đồng thời kết hợp với chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch các mảng bám trên răng.
Tái khám răng miệng định kỳ
Tái khám định kỳ giúp các bác sĩ có thể theo dõi các vấn đề răng miệng có thể xảy ra và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến ngay nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra chỉ định phù hợp chứ không nên tự ý chữa tại nhà, nếu thực hiện không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Với những chia sẻ trên đây, Hello nha sĩ hy vọng mang đến cho phụ nữ mang thai những thông tin hữu ích, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.