Tiểu phẫu răng khôn mọc lệch là một kỹ thuật được sử dụng trong nha khoa, nhằm loại bỏ răng khôn ra khỏi hàm một cách triệt để. Vậy quy trình tiểu phẫu răng khôn được thực hiện như thế nào? Quá trình nhổ răng khôn có đau và nguy hiểm không?
1. Răng khôn là răng gì?
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8. Sở dĩ có tên gọi là răng khôn vì chiếc răng này mọc trong độ tuổi trưởng thành, từ 18 đến 25 tuổi.
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm, khi các răng khác đã mọc hoàn thiện. Chính vì vậy, xương hàm không đủ khoảng trống để răng khôn mọc lên, dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.
Răng khôn mọc lệch nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: sâu răng, viêm nha chu, tiêu xương, lung lay các răng kế cận. Chính vì vậy, ngay khi có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định tiểu phẫu răng khôn (nếu cần thiết).
2. Quy trình tiểu phẫu răng khôn chuẩn y khoa
Quy trình tiểu phẫu nhổ răng khôn được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Thăm khám tổng quát và chụp X quang răng miệng
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng: sâu răng, viêm lợi,… từ đó đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất.
Tiến hành chụp X quang để xác định vị trí chân răng, hướng răng mọc,.. Nếu răng khôn đang sưng đỏ, có các dấu hiệu nhiễm trùng,.. thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và sẽ tiến hành tieu phau nho rang khon khi sức khỏe răng miệng đã đảm bảo.
Những ai mắc chứng bệnh máu khó đông thì bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra phương án điều trị khác mang lại hiệu quả tốt hơn, an toàn hơn. Bởi tieu phau rang khon cho những trường hợp máu khó đông sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bước 2: Sát trùng khoang miệng, tiêm tê vị trí răng khôn cần nhổ
Sát trùng khoang miệng sẽ đảm bảo quá trình tieu phau rang khon moc lech an toàn và đạt hiệu quả tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết mổ,..
Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê tại vị trí răng khôn cần nhổ, giúp bệnh nhân không cảm thấy có bất kỳ cảm giác đau nhức hay khó chịu nào trong quá trình bác sĩ tiểu phẫu răng khôn.
Bước 3: Nhổ răng
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để bóc tách vạt nướu, bộc lộ thân răng. Sau đó tiến hành lấy răng khôn ra ngoài.
Bước 4: Khâu đóng vết mổ
Sau khi đã loại bỏ hoàn toàn răng khôn ra khỏi xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng vết mổ. Lúc này bạn nên cắn chặt bông gòn theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình cầm máu diễn ra nhanh chóng hơn.
3. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Sau khi tiểu phẫu nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
– Tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ: uống thuốc đúng và đủ, không tự ý dùng thuốc bên ngoài, không lao động quá sức trong 2 – 3 ngày đầu.
– Chườm đá và chườm ấm trong vài ngày đầu để giảm cảm giác đau, sưng sau khi nhổ răng khôn.
– Không dùng tay, vật nhọn hay bất cứ dị vật nào chạm vào vết mổ.
– Nếu sau khi về nhà, máu vẫn chảy không ngừng hoặc có các biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, bạn nên quay trở lại nha khoa ngay để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị kịp thời nhé!
Tiểu phẫu răng khôn là dịch vụ mà hầu hết nha khoa nào cũng có. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng và an toàn, bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi và cơ sở vật chất hiện đại nhé!
Hy vọng với những thông tin trên đây giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình tiểu phẫu răng khôn tại các nha khoa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Hellonhasi để được giải đáp kịp thời nhé!