Hỏi:
“Chào bác sĩ! Em đang mang thai được 22 tuần, ngày nào đánh răng cũng bị chảy máu. Cả tuần nay em có cảm giác chân răng mình lộ cả ra, trông rất mất thẩm mỹ. Ai cũng bảo đó là chuyện thường tình khi mang thai nhưng nói thật là em rất buồn và chẳng còn tâm trạng gì nữa. Bị tụt lợi có chữa được không, mong bác sĩ cho em câu trả lời. Em xin cảm ơn ạ!” (Thiên, Lâm Đồng)
“Chào bác sĩ! Răng em trước giờ không có vấn đề gì bất thường. Dạo gần đây em có hơi lười đánh răng xíu nên chỉ đánh buổi sáng. Hệ quả là hàm răng em bây giờ bị tụt nướu trông rất thê thảm! Em có cảm giác chân răng như dài ra và tách khỏi nướu. Bị tụt lợi phải làm thế nào bác sĩ? Trả lời giúp em sớm nhé! Em cảm ơn!” (Ngọc, Long An)
“Chào bác sĩ! Bé nhà tôi 7 tuổi, rất lười đánh răng, dù bị tôi la hoài vẫn cứ trốn tránh mỗi khi tôi nhắc nhở. Sáng nay khi trò chuyện với bé, tôi tá hỏa khi phát hiện hình như bé bị tụt lợi, lộ cả chân răng. Tôi lo quá không biết bị tụt lợi phải làm gì? Tụt nướu ở trẻ em có chữa được không? Xin cảm ơn bác sĩ!” (Uyên, Q. Bình Chánh)
Trả lời: Xin cảm ơn tất cả đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Hello Nha Sĩ! Chỉ mới sơ sơ 3 câu thôi nhưng điều này cho thấy tụt lợi là hiện tượng phổ biến trong số các bệnh răng miêng ở cả người lớn lẫn trẻ em. Để biết bị tụt lợi có chữa được không và phải làm thế nào, hãy theo dõi bài viết sau đây, bạn nhé!
Nguyên nhân gây tụt lợi và tác hại
Tụt lợi là hiện tượng lợi co về phía chóp chân răng, làm lộ ngà, thường xuất phát từ các nguyên nhân do viêm lợi. Lợi bị viêm, sưng do vi khuẩn cư trú trên các mảng bám quanh nướu tấn công men răng lẫn chân răng và phá hủy sự liên kết vốn có giữa lợi và và răng. Tụt lợi đột ngột có thể do chải răng quá mạnh, ăn thức ăn quá nóng hay lạnh hoặc có những kích thích đột ngột từ bên ngoài.
Tụt lợi không chỉ khiến chân răng lộ ra mất thẩm mỹ mà còn làm răng thêm phần nhạy cảm, tạo nên kẽ hở răng lớn, dễ bị giắt thức ăn vào, khiến cái vòng luẩn quẩn viêm lợi và bệnh răng miệng cứ đeo bám bạn.
Bị tụt lợi phải làm thế nào và có chữa được không?
Bị tụt lợi hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu tụt lợi đáng lo ngại, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Tùy mức độ tụt lợi hiện tại của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
+ Giai đoạn tụt lợi nhẹ
Ở giai đoạn này đã có dấu hiệu tụt nướu nhưng chưa gây ê buốt. Điều trị tụt lợi ở giai đoạn này khá đơn giản vì bệnh chỉ mới chớm xuất hiện. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng tại nhà là cách chữa tụt lợi chân răng đơn giản mà hiệu quả. Bạn chỉ cần chọn loại bàn chải lông mềm để không làm tổn thương đến nướu. Nhớ đánh răng đúng cách ngày 2 lần sau khi ăn và sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối để khoang miệng được sạch sẽ hoàn toàn cũng là một gợi ý cho bạn.
+ Giai đoạn tụt lợi nặng
Khi chân răng bị lộ ra nhiều và bạn có cảm giác ê buốt nơi chân răng, đồng thời cảm thấy hàm răng và khuôn miệng mất thẩm mỹ trầm trọng thì đó là lúc tụt lợi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Khi đó, đến nha khoa để thăm khám và điều trị là việc hết sức cần thiết.
Cách chữa tụt lợi cho bạn lúc này là ngậm gel Flour hoặc tiến hành hàn răng nếu cổ răng bị mòn. Nếu tình hình còn nghiêm trọng hơn, có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành tiểu phẫu để phục hồi phần lợi, giúp che phủ răng (bằng cách ghép lợi tự thân, tái tạo mô với màng sinh học, sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng bên cạnh hoặc dùng vật liệu ghép…).
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các loại kem đánh răng có khả năng chống ê buốt để giúp làm giảm cảm giác đau nhức, đồng thời lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, hạn chế uống rượu bia, nước ngọt, ăn hoa quả chua… Khám định kỳ nha khoa 2 lần 1 năm xem ra là việc không bao giờ thừa.
Bị tụt lợi phải làm thế nào? Bị tụt lợi có chữa được không? Hai câu hỏi tưởng khó trả lời nhưng hóa ra lại rất dễ phải không bạn? Hãy chọn cơ sở nha khoa uy tín rồi nỗi lo tụt nướu không còn quấy rầy bạn sớm chiều nữa.