Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tiêu xương ổ răng nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do mất răng sớm. Lần lữa điều trị tiêu xương răng do mất răng sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương – răng tổng thể và gây ra những hệ lụy khôn lường.
1/ Tụt nướu
Như bạn đã biết, xương răng bị tiêu thường sẽ thu nhỏ về cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao nên không còn khả năng nâng đỡ nướu, khiến nướu bị tụt thấp và bờ nướu nhỏ dần lại. Hệ quả này rất dễ nhận thấy.
2/ Răng bị xô lệch
Xương hàm giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các răng trên cung hàm có thể đứng ngay ngắn và chắc chắn. Khi xương ổ răng bị tiêu sụt, các chân răng không được giữ chặt nên sẽ đổ nghiêng về khoảng trống khiến cho nhiều răng bị xô lệch, khấp khểnh. Chưa kể, răng hai bên còn trồi thấp, gây mất cân đối với răng hàm trên.
3/ Ăn nhai khó
Xương hàm nâng đỡ cơ mặt tiêu biến sẽ khiến răng trở nên yếu đi do không còn được cố định chắc chắn. Khớp cắn ở chỗ tiêu hõm cũng không còn như ban đầu nên sức nhai giảm, ăn uống khó khăn và thấy ít ngon miệng.
4/ Tiêu xương hàm
Tiêu xương răng để lâu không khắc phục sẽ khiến xương hàm thu nhỏ lại, dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy tiếp theo.
5/ Miệng móm và lão hóa sớm
Khi xương răng và xương hàm bị tiêu thì cơ mặt cũng bị chùng xuống, miệng móm dần, cằm nhọn và nhô ra, dẫn đến tình trạng lão hóa, già nua của khuôn mặt.
6/ Khó khăn trong việc cấy ghép implant
Xương hàm có chức năng nâng đỡ cho trụ implant nên việc cấy ghép implant chỉ thực hiện được khi xương hàm đủ độ dày. Nếu tiêu xương răng dẫn đến tiêu xương hàm thì ca phục hình răng bằng cấy ghép răng implant có nguy cơ thất bại.
Đọc đến đây, có thể bạn sẽ giật mình trước 6 hệ lụy khôn lường của tiêu xương răng do mất răng. Nếu vì lý do nào đó mà bị mất răng thì bạn nên đến gặp nha sĩ ngay để được tư vấn trồng lại răng càng sớm càng tốt, tránh trường hợp tiêu xương ổ răng. Còn nếu đã tiêu xương răng thì bạn càng nên tiến hành cấy ghép xương và cấy ghép implant để khôi phục lại cấu trúc xương – răng ban đầu.