Hỏi: Chào bác sĩ! Cả tuần nay mỗi lần em đánh răng đều thấy bàn chải và khoang miệng đầy máu. Rồi nhiều lúc đang trò chuyện cùng bạn bè, em cảm nhận có vị mằn mặn ở trong miệng, soi gương thì thấy chân răng chảy máu. Em muốn chấm dứt ngay tình trạng này, mong bác sĩ giải đáp cho em nguyên nhân và cách điều tri hiệu quả chảy máu chân răng ạ! Em xin cảm ơn! (Phương, Quận Phú Nhuận)
Trả lời: Chào Hằng! Cảm ơn em đã gửi câu hỏi đến Hello nha sĩ. Hôm nay,bác sĩ sẽ trả lời tư vấn cho em về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả chảy máu chân răng để mọi người cùng tham khảo!
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
+ Do viêm nướu, viêm nha chu
Đây là nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường gặp nhất, chủ yếu là do thói quen vệ sinh răng miệng kém, lười đánh răng, đánh răng không kỹ, không lấy cao răng định kỳ… khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có tác động đến răng.
Môt khi cao răng đã bám vào trên thân răng, xung quanh cổ răng hay dưới nướu sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh răng miệng phát triển, làm mất đi các mô liên kết giữa lợi và răng.
+ Do xuất huyết giảm tiểu cầu
Hãy thận trọng với nguy cơ xuất huyết giảm tiểu cầu, bởi đây tuy là nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu chân răng hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Ngay khi thấy đánh răng hay bị chảy máu, đi kèm sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da lâu ngày không biến mất, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
+ Do các bệnh lý khác
Ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt mà tình trạng chảy máu chân răng vẫn tiếp diễn, bạn nên đi khám xem sao vì có thể bạn đang mắc một số bệnh về gan, mật. Việc ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin C… cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng bạn cần lưu ý.
Cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả
Tùy nguyên nhân khiến chân răng bị chảy máu mà có cách điều trị khác nhau, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau:
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày
- Đánh răng đúng cách, chải từ trên xuống dưới, từ trái qua phải (nhớ đặt bàn chải nghiêng 45 độ), không chà ngang hay chải quá mạnh gây tổn thương men răng và nướu.
- Sau khi ăn xong, thay vì dùng tăm xỉa răng làm tổn thương chân răng và gây chảy máu chân răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám trên các kẽ răng.
- Bạn có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng để làm cho hơi thở thơm tho hơn cũng như hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm khiến chân răng chảy máu.
- Lấy cao răng định kỳ là một trong những biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất. Thao tác này có thể loại bỏ tới 90% tình trạng chân răng chảy máu do viêm nướu hay viêm nha chu.
- Đến gặp nha sĩ thăm khám định kì 3 – 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh răng miệng và có hướng điều trị phù hợp.
+ Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C, D, A (các loại rau củ quả tươi sống như cam, chanh, táo, cà rốt…) vào thực đơn hàng ngày cũng là một cách giúp làm giảm hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.
+ Đi xét nghiệm chuyên khoa nếu chảy máu chân răng do bệnh lý cơ thể
Việc xét nghiệm này nhằm giúp xác định cụ thể nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do đâu, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp cũng như cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả.
Một vài điều ngắn gọn trên đây hy vọng đã giúp độc giả hiểu được nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả chảy máu chân răng ngay “từ trong trứng nước”. Để sớm chấm dứt tình trạng gây khó chịu này, bạn hãy nhanh chân đến gặp bác sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp của riêng mình nhé!