Răng khôn còn được gọi bởi những cái tên khác nhau như răng số 8, răng cấm, răng cối thứ 3. Khi răng bắt đầu mọc sẽ có những triệu chứng như đau nhức, sưng tấy ở phần nướu kéo dài và gây khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy tiểu phẫu răng khôn mọc lệch sẽ giúp bạn nhổ bỏ răng ra khỏi hàm một cách triệt để.
CÓ PHẢI TẤT CẢ RĂNG KHÔN ĐỀU PHẢI NHỔ?
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Ở thời điểm răng khôn mọc, xương hàm đã phát triển cứng chắc. Và được lấp đầy bởi các răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, khi răng khôn mọc lên không còn đủ khoảng trống, dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì vậy, nhiều người chọn loại bỏ chiếc răng này càng sớm càng tốt để phục hồi sức khỏe và chức năng ăn nhai bình thường.
Tuy nhiên, không phải tất cả răng khôn đều bắt buộc phải nhổ. Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, không gây bất kỳ đau đớn, khó chịu nào thì bạn chỉ cần lưu ý trong các bước vệ sinh răng miệng, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn trên răng.
Tác hại của răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Sâu răng: là tình trạng xảy ra phổ biến nhất. Răng mọc lệch, chèn vào răng bên cạnh tạo khoảng trống nhét thức ăn. đặc biệt là hàm dưới răng số 7. Ở vị trí kẽ hở, việc vệ sinh răng miệng bất tiện. tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu dần tăng kích thước và phá hủy cấu trúc răng quai hàm. Hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.
Các bệnh về nướu, viêm nha chu: khi thức ăn tích tụ ở các kẽ quanh răng khôn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lâu ngày sẽ gây ra các bệnh viêm nhiễm trùng nướu, viêm nha chu.
Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm: răng bị lợi trùm gây sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Tình trạng còn kéo theo cả việc sốt cao, nhiễm trùng.
Quy trình tiểu phẫu răng khôn mọc lệch
Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị cho quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn mọc lệch
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng. Về tình trạng sâu răng, cao răng, viêm lợi, (nếu có)… từ đó đưa ra kế hoạch điều trị an toàn nhất.
Tiếp theo sẽ chụp X-Quang toàn bộ hàm để xác định vị trí chân răng, hướng mọc và tình trạng xương hàm xung quanh răng khôn. Nếu răng đã có tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, bác sĩ buộc phải kê đơn thuốc và dời ngày phẫu thuật khi sức khỏe răng miệng đảm bảo.
Bước 2: Sát trùng, vệ sinh khoang miệng
Bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Khoang miệng được vệ sinh cẩn thận để đảm bảo quá trình phẫu thuật không bị vi khuẩn tấn công. Vùng miệng và vùng răng cần nhổ được sát trùng cẩn thận.
Bước 3: Gây tê
Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ và gây tê vùng tại vị trí răng khôn cần nhổ.
Bước 4: Nhổ răng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng dao rạch nướu mở rộng phẫu trường, bộc lộ thân răng. Những trường hợp răng mọc ngầm. Hoặc bị giữ trong xương hàm thì buộc phải cắt xương để tạo đường thoát cho răng. Phần thân và chân răng sẽ được chia ra làm nhiều phần và được nhổ bỏ bằng kìm nhổ răng. Cuối cùng, sau khi răng khôn đã được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hàm. Vết thương sẽ được khâu lại và kèm bông đông máu.